Ngày nay, sự tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông minh đang làm thay đổi động lực của nhiều ngành công nghiệp, trong đó có ngành may đồng phục. Việc tích hợp máy may tự động hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ nâng cao hiệu suất sản xuất mà còn mở ra những cánh cửa mới trong thiết kế và tương tác với khách hàng.
Trong bối cảnh ngày càng nhiều người tiêu dùng chú trọng đến bảo vệ môi trường và tăng cường ý thức về bền vững, ngành công nghiệp may mặc đang chịu áp lực để chuyển đổi sang mô hình sản xuất thân thiện môi trường. Xu hướng thiết kế bền vững, đặc biệt là sử dụng vật liệu tái chế và quy trình sản xuất thân thiện môi trường, đang trở thành một phần quan trọng của sự đổi mới trong ngành may dệt.
Ngày càng phát triển và hiện đại hóa, ngành công nghiệp may mặc Việt Nam đang chứng kiến một bước đột phá lớn với sự xuất hiện của công nghệ máy may 3D. Điều này không chỉ mang lại sự hiện đại và nhanh chóng trong quá trình sản xuất mà còn mở ra những triển vọng mới trong lĩnh vực thiết kế và sáng tạo.
"Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may trên lộ trình tăng trưởng xanh" là chủ đề của Hội thảo được VCCI và Công ty Cổ phần Global PR Hub tổ chức vào 1/12/2023 tại TP.HCM.
Hơn ba phần tư chặng đường vừa qua của năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử của xuất khẩu hàng dệt may và nguyên liệu của Việt Nam. Mặc dù thời điểm này, xuất khẩu dệt may đã phục hồi nhưng tốc độ còn rất chậm, thậm chí chững lại, đặc biệt ở nhóm hàng may mặc. Ðể hoàn thành kế hoạch kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 40 tỷ USD đề ra, đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt triển khai các giải pháp tận dụng tốt các cơ hội, thúc đẩy tăng trưởng,...
Đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, đến thời điểm hiện tại, ngành dệt may đã có những tín hiệu sáng khi tình hình sản xuất kinh doanh đang ấm dần lên. Theo đó, nếu 7 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu toàn ngành đạt 22,6 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ 2022, thì đến hết 10 tháng, xuất khẩu toàn ngành ước đạt 33 tỷ USD, giảm khoảng 12,45% so với cùng kỳ 2022.